K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2022

Tham khảo
Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi! Biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.
Câu đặc biệt: Chao ôi!
Phép liệt kê: hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm

14 tháng 3 2022

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”

Quê hương – hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương, dạt dào! Trong mỗi con người chúng ta ai cũng ẩn sâu cho mình hình ảnh nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi luôn chan chứa tình yêu thương. Có lẽ cảm xúc về quê hương là những cảm xúc cao đẹp nhất. Và thoáng chút bâng khuâng khi chiều nay tiết văn cô giáo vừa giảng bài “Quê hương” của Tế Hanh – quê hương của tác giả thật đẹp, thật bình dị!
Tế Hanh sinh ra ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, cả tuổi thơ của ông gắn liền với nắng gió, với hơi thở của biển. Có lẽ hồn biển đã thấm sâu vào tim để rồi làm nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp Tế Hanh viết nên những vần thơ về quê hương, về những con người miền biển chân chất, thật thà.

 

“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”

Hai câu mở đầu như gợi lên hình ảnh một làng chài nhỏ nằm ngay sát biển. Họ mưu sinh bằng nghề đánh bắt, bằng những chuyến tàu đi về hằng ngày trên biển. Cụm từ “Làng tôi” như một tiếng gọi thân thương trìu mến của một người con xa quê bỗng cất lên nỗi nhớ da diết. Câu thơ ngắn gọn nhưng gợi tả được bức tranh về một làng chài ven biển bình dị, thân quen…
Ở nơi đó có những con người sinh ra từ biển, lớn lên từ biển. Mỗi sớm mai thức dậy, khi bầu trời trong xanh, biển im ắng họ lại “bơi thuyền đi đánh cá”. Những chàng trai làm nghề của biển họ mạnh mẽ, họ khỏe khoắn với “làn da ngăm rám nắng” ngày ngày đối mặt với sóng to gió lớn, lênh đênh hàng tháng liền trên biển mênh mông:

“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

Những bài Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh tuyển chọn

Họ trở về từ biển, họ mang hơi thở của biển. “Vị xa xăm” – không chỉ là vị của biển mà còn là hương vị của những vùng đất họ đã đi qua, là vị mặn của những giọt mồ hôi, của tình yêu quê hương. Người ta nói, dân biển họ đậm tình đậm nghĩa lắm, đậm như chính nơi biển lớn họ sinh ra. Dù đi đâu lòng họ vẫn hướng về quê hương, về nơi xóm chài nghèo e ấp khi bão về…
Cuộc sống của những con người vùng biển quanh năm gắn liền với những con thuyền mộc mạc. Có những gia đình gần như sinh sống trên không gian nhỏ bé của thuyền. Chiếc thuyền là nơi sinh hoạt, là mưu sinh, là sự sống của họ. Trong kí ức của Tế Hanh những chiếc thuyền như chính linh hồn làng, con thuyền trong thơ ông hiện lên như một dũng sĩ xông pha nơi chiến trường:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

 Tác giả đã so sánh hình ảnh chiếc thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Động từ mạnh được sử dụng liên tục như càng tô đậm hơn sự dũng mãnh của chiếc thuyền chài “phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” – ta tưởng như con thuyền rẽ mọi con sóng, vượt mọi ngọn gió, oai hùng tiến về phía trước không một chút nao núng. Con thuyền ấy sở dĩ hiên ngang như vậy bởi được bao bọc bởi cánh buồm trắng – cánh buồm như mang theo cả hồn của làng chài nghèo, của những người thân đang ngóng trông họ nơi quê nhà. Một cánh buồm đơn sơ được Tế Hanh thổi hồn nay bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Mỗi ngày trên biển, nhìn cánh buồm tung bay trong gió những người dân chài như thấy thấp thoáng hình bóng quê hương, thấp thoáng bóng người vợ, người mẹ già ngày đêm đứng chờ ở bãi biển…
 Hàng tháng trời ở biển, đâu chỉ con người biết mỏi biết mệt, những chiếc thuyền cũng thấm mệt, lui dần về bến, lim dim ngủ:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

 Tế Hanh đã tinh tế khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ trên. Nếu từ “nghe” là từ chỉ hoạt động của thính giác thì “thấm” là cảm nhận của xúc giác. Bằng nghệ thuật ấy, tác giả đã vẽ nên hình ảnh chiếc thuyền trở về nằm im mệt mỏi nhưng dường như từng “thớ vỏ” bên trong. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để lặng ngắm không khí vui tươi ngày trở về…

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

 Đối với những con người làm nghề đi biển, họ mong lắm ngày được trở về. Những người mẹ, người vợ càng háo hức mong đợi nhiều hơn. Ấy thế nên khi ghe vừa đến bến cả mỗi vùng xôn xao náo nhiệt. “Ồn ào” , “tấp nập” – những từ láy gợi tả khung cảnh đông vui, náo nức được nhà thơ sử dụng như càng làm bừng lên không khí vui mừng nơi xóm nghèo. Họ nô nức đón ghe về, họ vui mừng khi “cá đầy ghe”. Những con người chân chất ấy họ sung sướng nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thần linh – “nhờ ơn trời biển lặng”… đã mang những con thuyền chở người thân của họ trở về trong bình yên.
 Tất cả những hình ảnh trên chỉ còn lại trong kí ức của tác giả bởi ông đang ở nơi xa, đang từng ngày mong nhớ quê hương nơi đất khách:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi,
Thoáng con thuyền sẽ sóng chạy ra khơi”

 Mọi thứ dường như đã rất quen thuộc, dường như đã ăn sâu nơi tiềm thức của nhà thơ. Bài thơ da diết, sâu lắng tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người làng chài sao mà chân thật, sống sộng đến thế? Phải chăng đây chính là nỗi niềm từ chính tâm tư của những con người xa quê… Để rồi Tế Hanh đã phải thốt lên:
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
 Vâng, dù đi đâu, đi thật nhiều nơi nhưng cái hương vị quê nhà, mùi của đất, của biển, của tình người vẫn mãi thấm đượm trong tác giả. Là cả một ước mong ngày trở về…Vần thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giọng văn nghẹn ngào cảm xúc – “Quê hương” như môt khúc nhạc nhớ thương quê hương trong sáng, da diết của nhà thơ! Quê hương – hai tiếng ấy sao mà thân thương! Mỗi lần thốt lên hay nghĩ về đều rất thiêng liêng:

“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”
14 tháng 3 2022

Tham khảo nx nhá

Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận...
Đọc tiếp

Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là.( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là.( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.

0
Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận...
Đọc tiếp

Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là.( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu

0
25 tháng 10 2021
Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận của em về 8 câu thơ giữa trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (khoảng 12 câu) .
25 tháng 10 2021

Mờ quá ạ  

17 tháng 8 2020

Thánh Gióng là người anh hùng dũng cảm. Muốn giúp sức cho nước nhà mà không ham danh lợi. Đây là biểu tượng và mong muốn của nhân dân ta về một vị anh hùng cứu nước. Và nó được thực hiện hóa bởi những thứ dân dã nhất, đặc trưng của nước ta. Dù vũ khí thô sơ như tre, nứa thì vị anh hùng vẫn đứng lên cứu nước và nhân dân ta. Nhân vật Gióng cũng thể hiện ước mơ của nhân dân ta thời xưa, ước mơ có được sức mạnh phi thường của trời đất để đánh tan kẻ thù xâm lược. Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc về cậu bé dù nhỏ tuổi nhưng yêu nước, có ý chí, sức mạnh phi thường.

18 tháng 8 2020

han ham